In bài này
Chuyên mục: Tin học bổng - việc làm
Lượt xem: 2631

1. Tổng kết số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Toán tài chính

 

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

 

số lượng

Tỉ lệ (%)

số lượng

Tỉ lệ (%)

số lượng

Tỉ lệ (%)

số lượng

Tỉ lệ (%)

số lượng

Tỉ lệ (%)

số lượng

Tỉ lệ (%)

Số SV tốt nghiệp toán tài chính

60

28,04

83

35,17

70

28,69

48

19,75

65

28,14

67

35,64

Số SV tốt nghiệp khoa

214

 

236

 

244

 

243

 

231

 

188

 

 

2. Các thông tin về Actuary do các công ty bảo hiểm và cựu sinh viên đang làm việc cung cấp

Công việc của một định phí viên bảo hiểm?

Actuary đảm trách hai nhiệm vụ chính: định giá sản phẩm bảo hiểm, tính toán khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm và tính toán dự phòng cho các hoạt động bảo hiểm.

Sau khi tham gia thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người mua, Actuary dựa trên những tính toán khoa học để định giá cho sản phẩm, với yêu cầu phải bảo đảm được quyền lợi của khách hàng trong trường hợp có sự cố xảy ra với người mua BH cũng như đảm bảo được khả năng sinh lời của công ty. Người làm nghề định phí là người chịu trách nhiệm chính cho những sản phẩm mình tạo ra.

Tiếp đến, Actuary là người bảo vệ khả năng tài chính của công ty bảo hiểm. Họ phải tính toán làm sao để công ty có đủ khả năng thanh toán các hợp đồng bảo hiểm, cũng như đảm bảo mức tài chính dự phòng cho các hoạt động khác.

Các công việc của một Actuary là rất cơ bản và quan trọng đối với hoạt động của một công ty bảo hiểm. Do vậy sự đóng góp của họ luôn được công ty đánh giá cao bằng mức lương xứng đáng.

Công việc của Actuary liên quan nhiều đến tính toán, chắc hẳn họ phải là người học toán rất giỏi?

Muốn trở thành Actuary, trước tiên bạn phải giỏi Toán. Ngoài ra bạn có thể bổ sung một số kiến thức về toán tài chính, kinh doanh.

Vậy phải học những gì và ở đâu để trở thành Actuary?

Cũng như kiểm toán viên quốc tế hay chuyên viên đầu tư, để trở thành Actuary bạn phải được công nhận bởi một trong các hiệp hội Actuary trên thế giới như Hiệp Hội Actuary Mỹ (SOA), Canada (CIA), Úc (IAA), Anh (IOA)… bằng cách tham gia những kỳ thi do các hiệp hội này tổ chức.

Đối với các bạn đã có bằng cử nhân Toán có thể tham gia các kỳ thi do Hiệp Hội Actuary Mỹ tổ chức tại Việt Nam nếu muốn theo đuổi ngành định phí.

Có thể tìm thấy thông tin đầy đủ về các kỳ thi trên trang web: www.beanactuary.org

Hiện tại, các nhân viên làm việc trong ngành định phí đều được công ty hỗ trợ về chi phí và tạo điều kiện về thời gian để vừa làm và vừa tham gia các kỳ thi.

Ngoài những bằng cấp, Actuary còn cần gì nữa?

Đó là sự quyết tâm và lòng kiên trì. Chính kỳ thi là thử thách rất lớn đối với bất cứ người nào muốn theo nghề này. Giống như một vận động viên marathon, nếu không quyết tâm và kiên trì, họ sẽ không đi hết được hành trình này.

Kế tiếp là tinh thần trách nhiệm. Như đã nói ở trên, những Actuary chúng tôi phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm mình tạo ra. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao là phẩm chất cần có của một người làm việc trong ngành định phí.

Ngoài ra tính tỉ mỉ, cẩn thận, kỹ năng đàm phán, thương thuyết... là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của một Actuary.

Nhu cầu nhân lực cho ngành định phí bảo hiểm

Trong chuyến thăm Khoa vào tháng 7/2018 của đoàn Hiệp hội Actuary Mỹ cùng với một số chuyên viên của ngành này thì ước tính hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 17 công ty bảo hiểm nhân thọ, mỗi công ty có thể cần 1-2 nhân viên mới mỗi năm; cùng với khoảng 30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể cần tới 150 nhân viên mới.

Ngành định phí bảo hiểm có tính quốc tế hóa cao, người có chứng chỉ hành nghề có thể làm việc ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Lời khuyên nào dành cho các bạn SV có định hướng theo nghề này?

Để theo đuổi ngành này, bạn cần phải có một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để thành công bạn cần phải có quyết tâm cao và chắc chắn phải có một sự đầu tư nghiêm túc về mặt thời gian cho việc học và nghiên cứu.

Cựu sinh viên của Khoa - Chuyên viên cấp cao khuyên các bạn sinh viên nên học những học phần nào nếu muốn theo nghề này?

Nhóm học phần giải tích:

- Giải tích hàm.

- Hàm biến phức.

- Giải tích phi tuyến.

- Giải tích thực.

- Phương trình đạo hàm riêng.

Nhóm học phần thống kê:

- Lý thuyết độ đo và xác suất.

- Lý thuyết xác suất cơ bản.

- Lý thuyết thống kê

- Quá trình ngẫu nhiên

- Thống kê nhiều chiều.

- Thống kê Bayes (nếu có)

Nhóm học phần Toán tài chính:

- Toán tài chính căn bản.

- Toán Tài chính nâng cao.

- Tin học tài chính.

3. Những hợp tác hiện có của Khoa với các công ty Bảo hiểm

Hiện nay, những công ty bảo hiểm hàng đầu vẫn liên hệ Khoa cho việc tuyển dụng sinh viên.

Vào tháng 9/2017, Khoa Toán đã ký biên bản ghi nhớ với công ty Decent Actuarial Consultants Co.,Ltd (DAC). Chứng chỉ Exam P (Examination of Probability) là chứng chỉ đầu tiên trong các chứng chỉ về tài chính trong các lĩnh vực quản lý rủi ro (SOA) hay phân tích tài chính (CFA). Việc tích lũy chứng chỉ Exam P (và các chứng chỉ sau đó) giúp sinh viên có nhiều cơ hội tìm việc làm trong ngành tài chính trong tương lai. Công Ty Decent Actuarial Consultants Co.,Ltd (DAC) thông báo sẽ tài trợ cho các sinh viên Toán Tin thi chứng chỉ Exam-P trong đợt tháng 9/2017 và các đợt thi trong năm 2018. Sinh viên tự đóng lệ phí dự thi. Công ty DAC sẽ tài trợ (sau khi thi) lệ phí dự thi cho các cá nhân đạt chứng chỉ Exam P và có đăng ký xin tài trợ với công ty. Đến tháng 7/2018, đã có 8 sinh viên Khoa Toán Tin học nhận được chứng chỉ hoàn thành kỳ thi Exam P và đã nhận được khoản hỗ trợ từ DAC.